Ngày nay tất cả mọi người đều muốn làm tiếp thị kỹ thuật số nhưng không phải ai cũng hiểu và đánh giá đúng về nó. Không ít lần chúng ta bắt gặp những nhận định sai lầm dở khóc dở cười 😀
Cùng xem qua bài viết sai lầm phổ biến khi làm marketing thương hiệu sau đây để xem chúng ta có rút ra bài học nào không nhé.
Contents
Sai lầm khi làm marketing thương hiệu
Sai lầm số 1
Chúng tôi đang rất nghiêm túc về việc làm marketing cho thương hiệu
Thực tế: chỉ có 1-2 nhân viên làm tất cả mọi thứ
Cá nhân tôi tin rằng đã có rất nhiều thương hiệu ngoài kia đã nhận ra tầm quan trọng của việc làm marketing và đang thực hiện các công việc như quảng cáo Facebook, quảng cáo Google, thiết kế website và nhiều thứ khác…
Nhưng trên thực tế khá nhiều công ty có số lượng nhân viên làm các công việc về Marketing ít một cách kinh khủng. Thậm chí ở một số công ty còn sử dụng những nhân viên trái ngành làm việc, một số khác thì chỉ tuyển 1-2 người rồi đặt hy vọng rằng họ có thể làm tất cả mọi thứ từ Seo/Sem/FacebookAds/Youtube/Website…với một mức lương “không như kỳ vọng”
Nếu bạn nhìn thấy mình trong câu chuyện này thì hãy thử suy ngẫm lâu hơn một chút. Có thể bạn sẽ nhận ra rằng quy mô của Digital Marketing là không hề nhỏ. Điều quan trọng là mỗi bộ phận đều phải có chuyên môn riêng của mình.
Nhân viên quảng cáo, nhân viên seo website, nhân viên content…Đặc biệt nếu các bộ phận này càng lớn cũng có nghĩa là công việc digital của bạn càng đặc biệt.
Vậy hãy thử tự hỏi chính mình xem đã thực sự “nghiêm túc” với Digital Marketing hay là chưa 😀
Bài học rút ra: hãy tìm ra và nhân bản những nhân sự tốt nhất có thể giúp bạn tối ưu chi phí marketing chứ không phải là cắt giảm nhân sự để tối ưu chi phí.
Sai lầm số 2
Content is king – hãy tập trung vào việc sáng tạo nội dung.
Thực tế: Ngân sách phục vụ nội dung luôn là ít nhất.
Ngày nay họ truyền tai nhau rằng Content is king – nội dung là vua blablablaa…Tuy nhiên việc sản xuất và xuất bản các nội dung truyền thông hay bất cứ nội dung nào khác thì ngân sách dành cho nó thường bị siết chặt và cắt giảm đáng kể mặc dù các YÊU CẦU thì không hề được cắt giảm 🙁
Để sản xuất được các nội dung tốt phục vụ cho Digital Marketing đòi hỏi người làm marketing phải có cả kiến thức chuyên môn và tinh thần sáng tạo. Cho dù là công việc thiết kế đồ hoạ cho đến các nội dung văn bản, video, dựng cảnh, kịch bản…phục vụ truyền thông hình ảnh thương hiệu đến khách hàng đều cần đầu tư tương xứng.
Điều đó có nghĩa là để có những “Content is king” hiệu quả đó thì bạn phải nghiêm túc đầu tư vào việc sản xuất và sáng tạo nội dung phục vụ thương hiệu và thử nghiệm A/B nhiều phương án khác nhau sau đó đo lường xem đâu là cái hiệu quả nhất.
Đừng để đến lúc ngồi họp với nhau lại trách nhau kiểu “đợt ấy em bảo a làm cái video kia rồi anh không làm” hay “a ơi ảnh sản phẩm mình chụp bằng điện thoại thì chỉ được như vậy thôi ạ…” NHÉ 😀
Bài học rút ra: Nếu muốn kết quả như mong đợi hãy chấp nhận đầu tư tương xứng
Sai lầm số 3
Chúng tôi rất quan tâm đến marketing automation và phễu bán hàng
Thực tế: tại sao chi phí triển khai lại cao thế?
Tôi không nghĩ rằng việc làm marketing và xây dựng thương hiệu trên internet có thể thực hiện với một ngân sách nhỏ. Tất nhiên sẽ có những chiến lược marketing thông minh giúp tối ưu ngân sách từ đó giúp các doanh SME có thể điều chỉnh và lập kế hoạch phù cho riêng mình.
Bạn cần phải có người thiết lập kế hoạch tổng thể, xây dựng phễu marketing bán hàng và đề xuất ngân sách cho tất cả các chiến dịch trong từng giai đoạn phù hợp với mức chi trả của công ty. Điều đó không có nghĩa là chi phí marketing luôn “rẻ” và mọi thứ đều có giá như nhau. Với các bộ phận cũng thế:
Content sẽ sản xuất các nội dung
Lập trình viên sẽ tạo ra các ứng dụng, phần mềm
Đồ hoạ sẽ đảm nhiệm các công việc thiết kế hình ảnh, video…
Digital sẽ đưa các nội dung tiếp cận đến khách hàng tiềm năng
…
Tất cả đều phải có chuyên môn và bạn cũng nên có ngân sách hỗ trợ đặc biệt cho họ nếu như bạn muốn công việc đạt được chất lượng cao ví dụ như chi trả cho việc mua phần mềm chatbot phục vụ việc chăm sóc khách hàng automation giúp nhân viên dễ dàng hơn trong việc tư vấn và chốt đơn hàng trên facebook…
Bạn không thể chỉ bỏ ra 10tr để mua một chiếc nhẫn 20tr đúng không 😀
Bài học rút ra: quy mô công ty lớn lên đồng nghĩa với ngân sách cũng cần được tăng lên
Sai lầm số 4
Chúng tôi muốn làm một Video Viral có nhiều lượt xem và chia sẻ
Thực tế: Chúng tôi muốn bán được nhiều hàng nhiều hơn
Nghe có vẻ không hề vô lý nhưng nó thực sự vô lý.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng sau khi làm video và up lên sẽ có nhiều người thích và chia sẻ nó. Trên thực tế nó không hề đơn giản, để tạo được các nôi dung có tính Viral nó phải đáp ứng được nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Quan trọng là video viral không phải là phương án để giải quyết vấn đề “bán một thứ gì đó”.
Đó có thể là một phương án để xây dựng thương hiệu và tăng độ phủ trên thị trường tiềm năng. Nhiều người xem video xong sẽ muốn tìm hiểu thêm về doanh nghiệp và tệp khách hàng này có thể là khách hàng tiềm năng của thương hiệu chứ không phải video viral này phải thuyết phục được họ và bán được hàng ^^! kiểu vậy.
Chúng ta thường thấy các nội dung được nhồi nhét thông tin sản phẩm của doanh nghiệp vào đó. Một vài cái có thể viral nhưng đa phần là thất bại. Tới khi không có traffic, không có lượt like, share, comment như mong muốn chúng ta có xu hướng đổ lỗi cho những người tạo ra nội dung đã không làm tốt.
Bài học rút ra: Video Viral có thể không giúp bạn tăng doanh số bán hàng ngay lập tức nhưng chatbot viral thì có thể làm điều đó.
Sai lầm số 5
Ai cũng có thể làm Marketing vì mọi người đều ở trên Facebook
Thực tế: …
Điều này nghe có vẻ buồn cười nhưng sự thật là có rất nhiều người nghĩ rằng có thể trở thành một marketer ngay sau khi học xong một khoá quảng cáo trên facebook cơ bản. Thậm chí cũng có rất nhiều người tạo ra các khoá học và dạy mọi người thực sự làm việc đó với châm ngôn có traffic là có tiền, nhiều like share có nghĩa là bán được hàng…hay đại loại thế 😀
Đúng là làm marketing không khó nhưng tất nhiên đó không phải là điều dễ dàng mà bất cứ ai cũng có thể làm được (như nhiều người vẫn nói trên mạng). Nó cần phải có những người có chuyên môn cụ thể, những người hiểu được bản chất của việc marketing thương hiệu.
Ví dụ khi tạo các kế hoạch sáng tạo nội dung (Media Planner) Người làm marketing cần phải am hiểu về cả cấu trúc và bản chất của các kênh quảng cáo khác nhau từ đó có thể tạo ra các nội dung phù hợp với các đối tượng người dùng. Kênh nào nên dùng video, kênh nào đặt banner quảng cáo, kênh nào Storytelling, kênh nào tạo game tương tác, email, webpusb, sms marketing, chatbot…những kiến thức này đòi hỏi nhiều kiến thức hơn là việc chỉ cần giỏi quảng cáo Facebook là đủ.
Bài học rút ra: Hãy làm tốt nhất các công việc đúng với vị trí của mình, nếu muốn bao quát các công việc khác hãy trở thành BOSS 😀
Tóm lại là
Hãy tự hỏi xem liệu bản thân mình đã thực sự hiểu về bản chất của marketing thương hiệu, về phễu bán hàng và hành trình khách hàng diễn ra như thế nào chưa nhé
Hoặc trò truyện với tôi qua khung bình luận phía dưới 😀